Ngày nay, trí tuệ cảm xúc đang trở thành yếu tố quan trọng không thể thiếu tại nơi làm việc, đặc biệt là trong môi trường công sở. Song song với chỉ số thông minh và kỹ năng làm việc, trí tuệ cảm xúc cũng được coi là một khía cạnh quan trọng giúp thành công trong sự nghiệp. Với khả năng nhận biết, quản lý và sử dụng cảm xúc một cách thông minh, bạn có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và năng động, góp phần vào sự phát triển của tổ chức.
I/ Trí tuệ cảm xúc là gì?
Theo John Mayer: “Một người có trí tuệ cảm xúc có kĩ năng về: nhận diện cảm xúc, vận dụng cảm xúc, hiểu cảm xúc, và điều hướng cảm xúc.”
Trí tuệ cảm xúc, hay thường được gọi là EQ (Emotional Quotient), đánh giá khả năng nhận biết, đánh giá và quản lý cảm xúc của mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc. Nó bao gồm khả năng nhận ra cảm xúc, biểu đạt cảm xúc một cách thích hợp, hiểu được nguồn gốc và nguyên nhân của cảm xúc, cũng như khả năng quản lý và điều chỉnh cảm xúc để đạt được mục tiêu cá nhân và tương tác xã hội tốt hơn. Trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, trong việc xây dựng quan hệ tốt với người khác, quản lý stress và giúp bạn đạt được sự cân bằng trong cuộc sống.
II/ Vai trò của trí tuệ cảm xúc nơi công sở
Ở nơi công sở, trí tuệ cảm xúc giúp người lao động tận dụng sự hiểu biết và các kỹ năng liên quan đến cảm xúc trong quá trình làm việc để điều tiết cảm xúc của mình cũng như của người khác. Điều này có thể đem lại nhiều lợi ích quan trọng như:
Xây dựng mối quan hệ tốt
EQ có thể giúp xây dựng mối quan hệ tốt trong môi trường công sở thông qua việc bạn có thể hiểu rõ về cảm xúc của bản thân. Từ đó bạn có thể nhận biết và điều chỉnh được cảm xúc của mình khi tương tác với đồng nghiệp. Điều này giúp bạn tự tin hơn và có khả năng xử lý tình huống một cách tích cực. Và việc biết lắng nghe và quan tâm đến cảm xúc của đồng nghiệp cũng sẽ giúp bạn xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả và thoải mái hơn.
Lãnh đạo hiệu quả
EQ giúp bạn thấu hiểu và đồng cảm với mọi người, tạo nên môi trường làm việc tích cực và mối quan hệ tốt với đội nhóm. Điều này giúp cho sự tương tác giữa các thành viên trở nên tốt hơn, từ đó gia tăng hiệu quả và mức độ hài lòng trong công việc. Khi tận dụng tốt EQ, bạn sẽ biết cách điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc để không bị ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình lãnh đạo, duy trì sự bình tĩnh và tự tin trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề. Điều này có thể tăng sự tin tưởng và sự hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức.
Tăng hiệu suất làm việc
Khi bạn có khả năng điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc một cách hiệu quả, điều này giúp tăng khả năng tập trung vào công việc, đồng thời hợp tác tốt hơn với đồng nghiệp, đặc biệt là trong môi trường làm việc nhóm. EQ còn giúp bạn tiếp nhận những phản hồi một cách bình tĩnh, không để cảm xúc chi phối trước những góp ý mang tính tiêu cực. Từ đó bạn sẽ tập trung tìm ra giải pháp để cải thiện kết quả công việc thay vì cho rằng bản thân đang bị công kích.
Quản lý stress
Nhờ vào khả năng nhận biết và xử lý cảm xúc một cách hiệu quả. bạn có thể nhận ra các biểu hiện của stress như căng thẳng, lo lắng, sự tức giận hay sự mất kiên nhẫn và tự điều chỉnh cảm xúc của mình để giảm bớt các biểu hiện này. Những người có trí tuệ cảm xúc tốt biết được giới hạn của bản thân, và nhận ra đâu là lúc họ nên dừng lại nghỉ ngơi trước khi kiệt sức vì áp lực công việc.
Đàm phán và giải quyết xung đột
Trong quá trình đàm phán, EQ sẽ giúp bạn hiểu rõ những cảm xúc của đối phương. Bằng cách lắng nghe và quan tâm, bạn sẽ tìm ra những giải pháp tốt nhất cho cả hai bên. Trí tuệ cảm xúc cũng là một yếu tố quan trọng trong việc giải quyết xung đột. Những tình huống xung đột thường đi kèm với những cảm xúc mạnh mẽ như tức giận, sợ hãi hay thất vọng nhưng khả năng kiểm soát, điều chỉnh chúng sẽ giúp giải quyết mâu thuẫn và tìm ra giải pháp hòa bình nhất.
Qua bài viết này, chúng ta đã thấy rằng trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong môi trường công sở. Tận dụng trí tuệ cảm xúc để khéo léo ứng biến trong mọi tình huống, giao tiếp và thúc đẩy năng suất làm việc tốt hơn.
Xem thêm: Mô hình Kanban – Tối ưu hóa quy trình quản lý công việc
Xem thêm: Top những điều khiến nhân viên mất động lực
Xem thêm: Cách nhận biết Sếp “tồi” ngay trong buổi phỏng vấn
Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!