Hiện tượng Nghỉ việc trong yên lặng đã trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây. Và Quiet quitting cũng đang là thuật ngữ tạo ra nhiều sự tranh cãi nhất trên những nền tảng mạng xã hội.
I/ Quiet quitting là gì?
Theo The Guardian, “Quiet quitting là thuật ngữ mới xuất hiện dùng để chỉ những nhân sự chỉ làm công việc trong phạm vi họ được trả tiền để làm mà không làm thêm bất kì công việc nào, kể cả các hoạt động giao lưu, ngoại khoá nơi làm việc.” Theo tờ Metro, Quiet Quitting có thể biểu hiện qua nhiều hành động khác nhau, ví dụ như việc từ chối tham gia những dự án không gợi sự hứng thú, từ chối trả lời tin nhắn công việc sau giờ làm, không tham gia những hoạt động tập thể của công ty mà họ thấy không thoải mái, hoặc chỉ đơn giản vì họ không tìm thấy niềm vui trong việc đó. Trên thực tế, Quiet Quitting thường xảy ra khi nhân viên đã rơi vào trạng thái chán nản, muốn ngắt kết nối với công ty và đồng nghiệp xung quanh, họ chỉ thực hiện công việc ở mức đủ để không bị sa thải.
II/ Vì sao xảy ra Quiet Quitting?
Nhiều người vẫn tiếp tục với công việc mà họ không hứng thú vì vô số lý do như lười tìm một công việc mới, chưa tìm được nơi có lương tốt hơn, ngại thay đổi và thích nghi với môi trường mới,…Vì vậy thay vì nghỉ việc thì họ chọn cách tiếp tục công việc một cách đối phó. Từ đó có những lý do để giải thích cho việc làn sóng Quiet Quitting trở nên mạnh mẽ trên toàn cầu trong thời gian gần đây:
- Mức độ hài lòng trong công việc đang lao dốc: Theo báo cáo Tình trạng Môi trường lao động Toàn cầu năm 2022 của Gallup, chỉ 21% số nguồn nhân lực trên thế giới muốn tiếp tục gắn kết với công việc và chỉ 33% cảm thấy hạnh phúc với việc làm hiện tại của họ, phần trăm còn lại chỉ mong tới giờ tan làm. Số lượng người lao động cảm thấy căng thẳng trong công việc trên toàn thế giới đã đạt kỷ lục với con số 44%.
- Không tìm thấy được ý nghĩa, động lực trong công việc: Quiet Quitting có thể xảy ra khi nhân viên không thể xác định được ý nghĩa mà công việc của mình mang lại, họ không tìm thấy động lực hay mục tiêu nào khi làm việc. Điều này khiến họ khó có được niềm vui trong công việc, chỉ làm đúng trách nhiệm để tiếp tục làm việc trong vô nghĩa.
- Không được làm việc trong môi trường mong muốn: Không chỉ doanh nghiệp hay nhà tuyển dụng mới có tiêu chí để chọn nhân viên, mà chính người lao động cũng có riêng cho mình những mong muốn về môi trường làm việc. Và khi doanh nghiệp không thể đáp ứng những mong muốn đó mà còn đặt ra quá nhiều áp lực và thử thách sẽ khiến nhân viên chán nản, thiếu động lực và mất dần kết nối với công ty.
III/ Doanh nghiệp phải làm gì để làm dịu làn sóng này?
- Xem xét lại bản thân doanh nghiệp: Định hình những mục tiêu trong công việc để xây dựng môi trường làm việc phù hợp với nhân viên của mình. Trước khi muốn lãnh đạo và truyền được lửa cho người khác, hãy là người lãnh đạo của chính mình. Xem xét lại văn hóa công ty và cân nhắc những phương án khả thi có thể thay đổi.
- Kết nối với nhân viên bằng những giá trị sống, quan điểm riêng mà doanh nghiệp đang theo đuổi: Không phải ép buộc nhân viên theo văn hóa của mình hay công ty phải thay đổi dựa trên quan điểm của nhân viên mà phương pháp hiệu quả có lẽ là cùng chia sẻ những giá trị riêng mà mỗi người theo đuổi. Phương pháp này không có kết quả nhanh chóng nhưng một khi đã kết nối bằng giá trị sống thì đó sẽ là một sự kết nối rất bền chặt và nhân viên sẽ trở thành những người đồng hành luôn hiểu, ủng hộ và tận tụy với công ty.
- Cùng nhân viên đi tìm mục đích, ý nghĩa trong công việc của họ: Theo nghiên cứu của Deloitte (2016), nhân viên sẽ cảm thấy muốn gắn kết lâu dài với công ty khi được nhận những hỗ trợ cho việc phát triển sự nghiệp và tạo bàn đạp để theo đuổi những tham vọng trong cuộc sống của họ. Những workshop hay những buổi họp chia sẻ với nhân viên để cùng họ tìm được ý nghĩa, động lực trong công việc nếu thành công sẽ góp phần tạo sự kết nối mạnh mẽ giữa nhân viên và doanh nghiệp vì việc giúp họ nhận ra cũng đã là bước tiến trong sự nghiệp.
Khi đã hiểu rõ khái niệm Quiet Quitting là gì cũng như các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, bạn sẽ biết cách để đối diện và vượt qua các rào cản trong công việc và cân bằng cuộc sống.
Xem thêm: Freelance or fulltime – Sự lựa chọn nào tốt nhất
Xem thêm: Chân dung Gen Z nơi công sở
Xem thêm: Nỗ lực ảo và những hệ lụy khôn lường từ “liều thuốc an thần”
Đừng quên, Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!