Nhảy việc là một tình trạng khá phổ biến với người trẻ ngày nay để tìm kiếm một cơ hội mới tốt hơn. Ngày nay, nhà tuyển dụng đã bớt khắt khe hơn với các ứng viên thường xuyên nhảy việc. Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng nếu nhảy việc quá nhiều thì lợi bất cập hại. Vì vậy, hãy suy nghĩ và chuẩn bị thật kỹ trước khi đưa ra quyết định nhảy việc.
I/ Những dấu hiệu cho thấy bạn cần nhảy việc
- Khi mức lương không còn tương xứng với năng lực: Khi bạn cảm thấy mức lương bạn nhận được không còn tương xứng với những nỗ lực bạn bỏ ra. Từ đó mất đi động lực làm việc, khiến bạn có xu hướng dễ dàng từ bỏ công việc hiện tại.
- Khi bạn cảm thấy “kiệt sức”: Khái niệm “burn out” chỉ người làm việc quá nhiều đến mức không còn đủ sức lực về cả thể xác và tinh thần. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và hoàn toàn “kiệt sức” khi làm việc thì đó cũng là một trong những lý do để bạn cân nhắc về công việc hiện tại.
- Công việc lặp đi lặp lại nhàm chán: Nếu công việc bắt đầu khiến bạn cảm thấy nhàm chàn hoặc chẳng còn điều gì mới để học hỏi thì bạn nên cân nhắc nhảy việc để giúp bản thân tránh khỏi sự trì trệ, một công việc mới mang lại cảm hứng là một quyết định thật sự cần thiết cho bạn ngay lúc này.
- Nỗ lực của bạn không được đánh giá cao: Trong tháp nhu cầu của Maslow, “được công nhận” là một trong những nhu cầu cao quý nhất của con người. Một khi những cống hiến của bạn không được công nhận, tìm kiếm một công việc mới là hoàn toàn hợp lý.
- Định hướng sự nghiệp của bạn không còn phù hợp với công ty: Khi một doanh nghiệp không tạo cho bạn cơ hội để phát triển định hướng của bản thân, tạo giá trị cho cuộc sống thì rõ ràng ra đi để tìm một cơ hội mới là điều nên làm.
II/ Cần chuẩn bị gì trước khi nhảy việc?
Khảo sát thực tế
Trước khi nhảy việc, bạn cần xác định ngành nghề mình sẽ chuyển đến, đồng thời, thu thập thật nhiều các thông tin về con đường sự nghiệp mới. Để tự tin “nhảy” sang bãi đáp mới, bạn nên nắm thật rõ công việc mới này như thế nào, cơ hội nghề nghiệp ra sao, làm việc tại đâu, mức lương, cơ hội thăng tiến,…
Xác định và trau dồi các kỹ năng mới
Khi thay đổi nghề nghiệp, bạn sẽ cần phải thành thạo một số kỹ năng mới. Để xác định được những kỹ năng cần phải có cho công việc mới, hãy tham khảo thật kỹ các bản mô tả công việc, các thông tin tuyển dụng, đồng thời lập danh sách tất cả các kỹ năng, trình độ và yêu cầu thường xuyên xuất hiện trong các yêu cầu tuyển dụng của công việc mới. Từ đó bắt đầu trau dồi và bổ sung những thiếu sót của bản thân.
Đặt mục tiêu và thời hạn
Việc đặt ra mục tiêu và thời hạn là điều rất quan trọng khi nhảy việc, và bạn phải tự chịu trách nhiệm về sự thay đổi nghề nghiệp của mình. Nếu thời gian nhảy việc quá ngắn, bạn khó có thể học hỏi được về chuyên môn và hiểu rõ về công việc. Điều này không chỉ làm mất rất nhiều thời gian của chính bạn mà còn bỏ qua nhiều cơ hội thăng tiến, phát triển trong tương lai.
Tuân thủ mọi quy định của công ty cho đến ngày cuối cùng
Bỏ bê công ty trước khi nhảy việc là một điều rất tồi tệ, khiến hình ảnh của bạn trở nên xấu đi trong mắt đồng nghiệp, sếp và thậm chí là nhà tuyển dụng của chỗ làm mới. Làm việc chăm chỉ, hoàn thành công việc đúng tiến độ được giao, chấp hành quy định công ty cho đến ngày làm việc cuối cùng là điều mà bạn nên làm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có trách nhiệm với người ở lại bằng cách bàn giao công việc, sổ sách, giấy tờ đầy đủ và nhiệt tình.
Thời gian dần thay đổi, con người cũng phát triển qua mỗi ngày. Một sự thật không thể chối cãi đấy chính là không ai làm mãi một công việc, một vị trí, một công ty. Vì vậy, nếu như công việc hiện tại không phù hợp với lộ trình của bạn trong tương lai, hãy cứ mạnh dạn nhảy việc.
Xem thêm: Cách nhận biết ứng viên nói dối
Xem thêm: Chân dung Gen Z nơi công sở
Xem thêm: Nỗ lực ảo và những hệ lụy khôn lường từ “liều thuốc an thần”
Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!