Khi chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn xin việc, bạn sẽ phải chuẩn bị một loạt câu hỏi mà mình có thể gặp phải. Một trong những câu hỏi phổ biến nhất là: “Hãy nêu điểm mạnh và điểm yếu của bạn?” Dường như là một câu đơn giản nhưng lại đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị và sự tự tin để trả lời một cách ấn tượng nhất.
Mục tiêu của câu hỏi này là gì?
Trước hết, bạn cần hiểu tại sao nhà tuyển dụng hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Mục tiêu chính của họ không chỉ đơn giản là tìm hiểu về những đặc điểm của bạn, mà còn để xem liệu bạn có khả năng tự nhận thức về bản thân và có tự giác cải thiện điểm yếu hay không. Hãy tạo ấn tượng bằng cách trả lời một cách tích cực nhưng đừng quá rập khuôn.
Trả lời về điểm mạnh như thế nào?
- Tập trung vào kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển: Hãy nêu ra những kỹ năng và kinh nghiệm cụ thể mà bạn đã tích luỹ trong quá trình làm việc hoặc học tập. Tuy nhiên, hãy chọn lọc những cái thực sự liên quan đến vị trị bạn đang ứng tuyển.
- Cung cấp ví dụ cụ thể: Để minh họa điểm mạnh của bạn, hãy đưa ra cho nhà tuyển dụng thấy ví dụ cụ thể trong quá trình làm việc hoặc bạn đã trải qua. Có thể là một dự án thành công, một sự kiện đặc biệt, hoặc một kỹ năng mà bạn đã phát triển qua thời gian.
- Thêm một số kỹ năng mềm cần có: Bạn cũng nên nói về những kỹ năng mềm quan trọng như khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, thái độ tích cực, và khả năng thích nghi.
- Liên hệ những kỹ năng đó với vị trí công việc: Luôn luôn liên hệ mọi điểm mạnh của bạn với vị trí công việc bạn đang ứng tuyển. Điều này khiến cho nhà tuyển dụng thấy rằng điểm mạnh của bạn sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của họ.
Trả lời về điểm yếu như thế nào?
- Trình bày điểm yếu có liên quan đến vị trí công việc: Lựa chọn một điểm yếu mà bạn tin rằng không chỉ có liên quan đến công việc bạn đang xin mà còn có thể được cải thiện thông qua việc làm việc tại công ty đó.
- Thể hiện rằng bạn tự nhận thức được điểm yếu đó của mình: Hãy thể hiện bạn tự nhận thức được và chấp nhận rằng bạn đang có thiếu sót đó. Đừng tránh né hoặc đổ lỗi cho bất kì hoàn cảnh nào.
- Mô tả các biện pháp giúp bạn tự cải thiện điểm yếu: Sau khi nêu ra điểm yếu, hãy chia sẻ các biện pháp cụ thể mà bạn đã hoặc đang thực hiện để cải thiện nó. Điều này cho thấy bạn là người có tinh thần tự giác và có tinh thần cầu tiến.
- Liên kết với kỹ năng mềm ở phàn điểm mạnh: Bạn cũng có thể nói về các kỹ năng mềm mà bạn nhắc tới ở phần điểm mạnh mà có để bù đắp được cho điểm yếu đó. Ví dụ: “Mặc dù tôi khá tự ti khi nói trước đám đông, nhưng tôi có khả năng tư duy logic tốt, nó giúp cho các buổi thuyết trình của tôi vẫn thuyết phục được người nghe.”
Cuối cùng, vẫn là…
Sự tự tin và tích cực là quan trọng nhất, hãy trả lời câu hỏi này với một cách tự tin và đầy tích cực. Điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với người tuyển dụng và xây dựng niềm tin trong từng câu trả lời.
Xem thêm: Interpersonal skill là gì?
Xem thêm: 6 Dấu hiệu cho thấy bạn nên thay đổi nơi làm việc
Xem thêm: Stress-management – Kỹ năng quản lý căng thẳng nơi công sở
Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!