Khi một doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự, họ đều mong muốn tìm kiếm được ứng viên đáp ứng đủ yêu cầu. Tuy nhiên, không hiếm trường hợp các ứng viên nói dối hay nói quá về các kinh nghiệm, kĩ năng của bản thân. Để hạn chế tối đa các trường hợp này thì nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhận biết ứng viên nói dối qua những cách sau đây.

1/ Nghiên cứu CV của ứng viên trước buổi phỏng vấn

Các nhà tuyển dụng sẽ phải thường xuyên đọc hàng trăm bộ CV chỉ để chọn được những ứng viên tiềm năng cho vị trí cần tìm. Không thể tránh khỏi trường hợp mỗi CV chỉ kịp xem qua trong chưa đến 30s. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy, bạn cần có kỹ năng đọc đúng trọng tâm, ghi chú lại đúng vấn đề. Nắm trước được một số thông tin sẽ giúp bạn xử lý dễ hơn trong buổi phỏng vấn. Nếu thông tin trong CV chỉ đưa ra chung chung mà ít có số liệu cụ thể, cũng như dùng những từ ngữ không mang tính chuyên ngành, thì nhiều khả năng thông tin mà ứng viên đó đề cập không phải là thật.

2/ Nắm chắc kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn

Với câu hỏi phỏng vấn hành vi, bạn hãy yêu cầu ứng viên đưa ra ví dụ hoặc một tình huống họ đã từng gặp thể hiện được năng lực và kinh nghiệm họ có. Việc của bạn là lắng nghe câu trả lời xem họ có kể chi tiết không, hay là họ chỉ nói qua loa và kể lại những gì họ đã viết trong CV. Ứng viên càng trả lời chi tiết, thì họ càng đáng tin. Một cách khác để test kỹ năng của ứng viên là đưa ra những vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của công việc và yêu cầu ứng viên đưa ra cách giải quyết. Đây gọi là kỹ thuật đặt câu hỏi phỏng vấn tình huống.

3/ Để ý đến độ logic trong những câu trả lời của ứng viên

Nói dối thực sự là một việc vô cùng khó vì khi vẽ ra thứ mình không có thì phải luôn ghi nhớ xem lần trước mình đã nói điều gì để lần sau nói những điều khác cho khớp. Vì vậy, để nhận biết ứng viên có nói dối hay không, nhà tuyển dụng hãy để ý đến độ logic trong những câu trả lời của họ. Hãy hỏi các câu có nội dung liên quan tới nhau ở những thời điểm khác nhau. Nếu họ trả lời câu trước đá câu sau thì bạn cần phải xem lại. Nếu càng về sau họ trả lời càng sai lệch so với thông tin ban đầu họ đưa ra, nghĩa là họ quá thiếu kiến thức, hoặc họ chỉ đang nói dối mà thôi.

4/ Ngôn ngữ cơ thể và giọng nói có thể bán đứng ứng viên nói dối

Kỹ năng đọc vị ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng để xác định ứng viên có đang nói dối hay không. Cử chỉ hành động của một người sẽ thay đổi khi nói dối. Với ứng viên cũng vậy, thông thường khi nói dối, họ sẽ thể hiện sự bồn chồn, bứt rứt qua các hành động như nghịch tóc, xoa tay, nhìn xuống dưới chân, đưa tay lên cổ, xoa hai lòng bàn tay lên đùi,…Ngoài ra, giọng nói cũng là một trong những dấu hiệu khi nói dối. Nếu giọng nói của ứng viên bỗng nhiên cao lên hoặc trầm hẳn xuống, đồng thời hơi thở trở nên gấp gáp hơn, thì nhiều khả năng là ứng viên đang nói dối bạn đấy.

Thay thế một nhân viên, ngay cả khi họ chỉ ở đó trong một thời gian ngắn sẽ gây tốn kém về công sức và tiền bạc. Vì vậy, hãy ưu tiên những kỹ thuật trên để không mắc sai lầm trong việc tuyển chọn nhân sự nhé!

Xem thêm: Freelance or fulltime – Sự lựa chọn nào tốt nhất

Xem thêm: Chân dung Gen Z nơi công sở

Xem thêm: Nỗ lực ảo và những hệ lụy khôn lường từ “liều thuốc an thần”

Đừng quên, Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!