“Hãy thoát khỏi comfort zone của bạn” là lời động viên quen thuộc mà các bạn trẻ hay được dặn dò. Tuy nhiên, bạn đã biết khi nào và làm thế nào để phát triển ngoài vùng an toàn mà không bị mệt mỏi, kiệt sức chưa? Hãy cùng Metajobs tìm hiểu nhé
Khi nào cần thoát khỏi vùng an toàn?
Nhà khoa học Robert Yerkes và John Dodson đã thí nghiệm mối tương quan giữa sự lo lắng và thành tính khi sốc điện những chú chuột bạch. Kết quả cho thấy, khi cường độ điện tăng dần, thì những chú chuột càng có nhiều động lực để thoát khỏi mê cung. Ngược lại, khi cường độ giảm dần, chúng không còn nhiều hứng thú tiếp tục. Một số nghiên cứu khác cũng quan sát thấy hành vi tương tự như vậy ở con người. Ví dụ, khi chúng ta được trải nghiệm một thử thách mới mẻ hấp dẫn, chúng ta có nhiều động lực để chinh phục khó khăn hơn. Nhưng khi ở trong một môi trường làm việc không áp lực hay thử thách, chúng ta trở nên chây lì, không cố gắng nữa. Từ đây, khái niệm comfort zone được hình thành.
Comfort zone (Vùng an toàn) là trạng thái tâm lý mà chủ thể cảm thấy thoải mái, có khả năng kiểm soát tình huống mà không bị áp lực hay cảm giác rủi ro. Theo các nghiên cứu cho thấy, khi ở quá lâu trong vùng an toàn, con người có xu hướng ngại thay đổi để phát triển, cũng như không có nhiều động lực để vươn tới những thành tích mới.
Vậy làm thế nào để chúng ta biết là thời điểm thích hợp để bước ra khỏi vùng an toàn. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi sau để xác định
01. Vùng an toàn của bạn là gì?
Vùng an toàn không phải luôn luôn mang ý nghĩa tiêu cực. Vùng an toàn có thể là gia đình của bạn, bạn bè, đồng nghiệp vui vẻ, nơi bạn có thể trở về và giải tỏa mỗi khi cần được nghỉ ngơi. Vùng an toàn cũng có thể là những sở thích giải trí, đồ ăn, thói quen cá nhân. Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm là xác định các vùng an toàn “giả” cần được phá bỏ.
Bạn có phải mong muốn được thuyết trình một cách tự tin trước đám đông nhưng vẫn chưa có đủ can đảm?
Bạn có phải ngần ngại quyết định du học vì sợ môi trường mới, ngại trải nghiệm mới?
Bạn mơ ước một tấm hình mặc bikini khoe dáng ở bãi biễn nhưng lại không dám đi học bơi vì hay xấu hổ?
Hãy nghĩ về vào những điều bạn mong ước bấy lâu nhưng lại ngại thử vì không tự tin vào năng lực bản thân, tập trung vào những chi tiết nhỏ về lý do bạn không cảm thấy thoải mái mới sự thay đổi.
02. Bạn sẽ đạt được gì nếu bước khỏi vùng an toàn?
Sau khi đã liệt kê được những vùng an toàn giả của bạn, bước tiếp theo hãy viết ra những thành tựu mà bạn sẽ đạt được nếu bạn bắt đầu hành động. Đó có thể là một cơ hội nghề nghiệp tươi mới, một mức lương đáng mong đợi, một chuyến đi trải nghiệm nhiều kỷ niệm, hay đơn giản là một tấm ảnh bikini sau khi giảm cân thành công. Chỉ khi nào bạn xác định được phần thưởng bạn cảm thấy xứng đáng, là lúc bạn bắt tay vào việc thay đổi vùng an toàn của mình.
Xem thêm: 4 kỹ năng networking hiệu quả
Phát triển ra ngoài vùng an toàn
01. Làm quen với nỗi sợ thất bại
Đối diện trực tiếp với nỗi sợ là một thử thách lớn cần nhiều lòng can đảm. Hãy nhắn nhủ với bản thân rằng nỗi sợ này không phải là điều bất hạnh nhất thế giới và kiên trì đặt mình vào những hoàn cảnh không thoái mái để làm quen dần với nó.
Và nếu bạn thất bại trong lần thử đầu thì sao? Không sao cả. Vỗ vai khen ngợi bản thân đã vượt qua nỗi sợ và tiếp tục thử lại tiếp nhé. Bạn chắc chắn sẽ mau chóng quen với nỗi sợ và cảm thấy nó không còn đáng sợ như lần trước nữa.
02. Chậm mà chắc
Bước đầu luôn là bước khó khăn nhất, và bạn cần rất nhiều dũng khí để vượt qua sự sợ hãi bất an ở giai đoạn đầu này. Tuy nhiên, đừng cố gắng thay đổi một thói quen trong phút chốc, dễ gây cảm giác chán chường thất bại và quay trở lại liền về vòng tròn ban đầu của mình.
Hãy vạch ra kế hoạch và timeline cụ thể để bản thân thích ứng với sự thay đổi. Nếu bạn muốn trở thành người thuyết trình tự tin trước đám đông, bạn nên bắt đầu tập nói trước gương, sau đó đến nhóm nhỏ như gia đình và bạn bè trước.
03. Không bao giờ là quá muộn để họ
Sự học là sự suốt đời. Khi xã hội và công nghệ đang phát triển quá nhanh, bạn sẽ mau chóng tụt lại nếu không đầu tư vào kiến thức và kỹ năng. Không bao giờ là quá muộn để bạn bắt đầu học một môn thể thao, nhạc cụ, hay đọc một cuốn sách khác ngành mới. Chính những kiến thức và trí tuệ mới sẽ tạo cho bạn nhiều động lực và sự quyết tâm bước ra khỏi vùng an toàn của mình.
04. Đừng thúc ép bản thân quá mức
Bạn nên ghi nhớ niềm vui khi bản thân được phát triển và có những thành tựu tích cực. Tuy nhiên đừng quá đặt áp lực kì vọng khiến bản thân dễ dàng thất vọng và nản chí. Hãy tự thưởng cho mình vài quảng nghỉ để lấy lại cân bằng và tiếp tục tận hưởng sự tích cực của việc phát triển bản thân nhé!
Xem thêm: Nhảy việc mùa bình thường mới – Cơ hội và thách thức
Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!