Business Analyst đang trở thành một nghề được tìm kiếm phổ biến trong lĩnh vực IT những năm gần đây và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các bạn trẻ chuẩn bị ra trường. Hãy cùng Metajobs tìm hiểu những tố chất và kiến thức cần thiết để có thể trở thành một Business Analyst thành công nhé.
1.Business Analyst (BA) là gì?
Trong lĩnh vực IT, BA có nhiệm vụ làm việc với khách hàng hay team nội bộ để xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch phát triển, chuẩn bị tài liệu hướng dẫn và đưa ra những giải pháp cần thiết để đảm bảo được yêu cầu của người dùng. BA đóng một vai trò quan trọng trong mô hình doanh nghiệp, sản phẩm vì là cầu nối thông tin giữa khách hàng và doanh nghiệp, và giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
2.Những kỹ năng cần thiết của BA
Một điểm thú vị và tạo nên sự hấp dẫn của nghề BA là bạn không nhất thiết phải là người trong lĩnh vực IT hay phải viết được code thì mới có thể làm nghề BA. Tuy nhiên, nghề BA đòi hỏi bạn phải có lượng kiến thức và kỹ năng cần thiết lớn để đáp ứng được nhu cầu công việc
2.1 Nền tảng kiến thức cơ bản (Knowledge Areas)
Theo BABOK ver3, nhóm kiến thức cơ bản của một BA bao gồm:
- Planning and Monitoring – Lên kế hoạch và theo dõi tiến độ
- Elicitation and Collaboration – Khai thác và liên kết
- Requirement Life cycle management – Quản lý các yêu cầu
- Requirements analysis and design definition – Phân tích yêu cầu và thiết kế
- Strategy analysis – Phân tích chiến lược của khách hàng
- Solution evaluation – Đánh giá giải pháp
Xem thêm: Top 5 xu hướng tuyển dụng IT 2022
2.2 Kỹ năng cần thiết (Competencies)
Bên cạnh nhóm kiến thức chuyên môn cần thiết, để trở thành một BA, các bạn còn cần tôi luyện những kỹ năng mềm quan trọng, bao gồm:
Kỹ năng phân tích (Analytical Thinking)
Người có tư duy phân tích là người có thiên hướng, khả năng sắp xếp phân loại những chi tiết nhỏ, từ đó hiểu rõ bản chất thật sự của vấn đề. Bên cạnh việc nhìn thấy được vấn đề một cách khái quát tổng thể, BA cần có khả năng dùng hình ảnh để diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng cụ thể.
Kỹ năng giao tiếp (Communication)
Kỹ năng giao tiếp tốt của một BA cần được thể hiện trong tất cả tình huống giao tiếp trực tiếp và gián tiếp. Có thể liệt kê những yếu tố giúp một BA cải thiện kỹ năng giao tiếp bao gồm
- Kỹ năng thuyết trình
- Giọng điệu, ngữ điệu
- Kỹ năng nghe và thu thập thông tin
- Kỹ năng phân tích và khai thác thông tin
- Ngôn ngữ hình thể
- Kỹ năng viết mail
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving)
Kỹ năng này là yếu tố quan trọng cần thiết cho tất cả các ngành nghề. Người có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt là người có khả năng nhận diện vấn đề cốt yếu và đưa ra các phương án giải quyết. Để có thể rèn luyện kỹ năng này, người BA cần có nhiều kinh nghiệm tham gia trực tiếp các tình huống để cọ xác, từ đó rút kinh nghiệm cho những cơ hội tiếp theo. Bên cạnh đó, để giải quyết vấn đề, bạn cũng cần luyện tập khả năng đưa ra quyết định (decision making) và chịu trách nhiệm với những đề xuất mà mình đưa ra.
Kiến thức chuyên ngành (Business Knowledge)
Để có thể tư vấn các giải pháp cho khách hàng, bắt buộc người BA phải có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực đó, để có thể trao đổi, tư vấn, và đề xuất các giải pháp phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Dựa theo BABOK, nhóm kiến thức chuyên ngành được phân loại thành từng kỹ năng nhỏ, bao gồm
- Industry knowledge – Kiến thức ngành
- Organization knowledge – Kiến thức tổng quan về khách hàng, tổ chức
- Solution knowledge – Kiến thức về những giải pháp
- Methodology knowledge – Kiến thức về các phương pháp luận
- Business acumen – Độ nhạy bén nghiệp vụ
Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!