Các ứng viên đang một ngày tiến bộ về kỹ năng phỏng vấn với các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Các trường đại học đã chú trọng hơn và đưa vào các khóa học về kỹ năng mềm cho học sinh trong vài năm gần đây. Các chủ đề như phép lịch sự trong kinh doanh, cách ăn mặc và chuẩn mực xã hội ngày càng được quan tâm. Những nỗ lực thay đổi trong giáo dục này đã giúp các bạn trẻ tự tin hơn và trở nên thu hút hơn với các công ty đa quốc gia hay các công ty khởi nghiệp.
Với một vài mẹo nhỏ, bạn cũng có thể cải thiện kỹ năng phỏng vấn xin việc của mình bằng cách trách những cái bẫy thường gặp sau.
Tìm hiểu về công ty
Điều này rất quan trọng, bạn cần phải tìm hiểu về công ty mà bạn đang xin vào làm. Hãy cố gắng thu thập những thông tin căn bản về công ty. Công ty này làm gì? Tình trạng của công ty hiện tại và kế hoạch tiếp theo của họ? Làm sao bạn có thể mang thêm giá trị về cho công ty thông qua vị trí này?
Một số ứng viên trả lời rằng họ không tìm thấy thông tin gì trên mạng về công ty; điều này là một dấu hiệu là bạn đã thất bại hoàn toàn thủ tục quan trọng này. Tệ hơn là khi họ thậm chí không nhớ tên của công ty. Đây là những ứng viên đang khá là tuyệt vọng tìm việc, thường thì hiếm khi họ sẽ qua được vòng đầu tiên khi công ty lọc hồ sơ.
Biết trước người phỏng vấn là ai
Thường thì hiếm khi người phỏng vấn bạn đầu tiên sẽ là “sếp lớn”. Đôi khi có thể là trưởng phòng hoặc thậm chí nhân viên ở vị trí thấp hơn sẽ hợp tác với bạn. Các vòng lọc ứng viên có thể khác nhau tùy công ty, chính vì thế bạn đừng ngại hỏi trực tiếp rằng ai sẽ là người phỏng vấn mình, chức vụ và nhiệm vụ của họ. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và tránh những bất ngờ không muốn tại buổi phỏng vấn.
Nếu cần, hãy hẹn lại
Đôi lúc cuộc phỏng vấn đầu tiên sẽ qua điện thoại. Người phỏng vấn có thể sẽ liên hệ bạn vào một thời điểm không phù hợp (ví dụ, bạn đang ở chỗ làm hiện tại), hãy khéo léo đáp rằng hiện tại bạn không thể nghe điện thoại và hẹn giờ lại. Thà hẹn lại còn hơn là bạn cố nói chuyện bằng cách thì thào hoặc là trao đổi khi xung quanh đang rất ồn vì bạn đang ở ngoài đường. Hãy nhớ xin tên, vị trí, tên công ty và hẹn lại ngày.
Giới thiệu ấn tượng
Thường các cuộc phỏng vấn sẽ bắt đầu với những câu hỏi nhẹ nhàng để khởi động. Khá phổ biển, người phỏng vấn sẽ yêu cầu bạn tóm tắt về bản thân và lịch sử làm việc. Hãy trình bày một tóm tắt súc tích hơn là một lịch sử dài dòng về sự nghiệp của bạn. Hãy tập trung vào những thông tin quan trọng. Ví dụ: “Tôi có 6 năm kinh nghiệp tại 3 công ty khác nhau với khoảng 30 dự án, làm việc với hơn 15 khách hàng và 4 nhóm. Điểm mạnh của tôi là lập trình di động iOS. Điều tôi mong muốn ở công việc tiếp theo là…”
Hãy tích cực khi nói về công việc trước
Mâu thuẫn và thất vọng trong công việc là chuyện bình thường. Đừng quá ‘cay đắng’ về những chuyện quá khứ khi bạn được hỏi để chia sẻ về điều này, hãy thảo luận thật ngắn gọn về các vấn đề này và hãy tập trung phần lớn thời gian nói về những điều bạn đang tìm kiếm ở công việc tiếp theo: sản phẩm thú vị, đồng nghiệp tuyệt vời, một định hướng nghề nghiệp rõ ràng.
Tôn trọng sự bảo mật
Những công ty nước ngoài rất nhạy cảm về vấn đề bảo mật thông tin. Những ứng viên không thể hiện sự cẩn trọng trong việc sử dụng thông tin bảo mật sẽ không được các công ty này đánh giá cáo. Hãy tôn trọng và giữ thông tin mật của công ty cũ và không nên hỏi lương của người khác.
Tôn trọng thời hạn xin nghỉ việc
Việc bạn tôn trọng quy định về thời hạn xin nghỉ việc rất quản trọng. Nếu bạn sẵn sàng ‘dứt áo ra đi’ bất kỳ lúc nào với công ty hiện tại thể hiện bạn là một người không có trách nghiệm. Nếu bạn có thể ra đi bất kỳ lúc nào với công ty hiện tại, liệu bạn có làm điều tương tự với công ty tiếp theo?
Đồng nhất thông tin
Quá trình chọn lọc ứng viên có thể gồm nhiều vòng. Ngoài việc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra đơn xin việc, hồ sơ online, portfolio và các tài liệu/nguồn tham khảo khác của bạn. Chính vì thế tất cả thông tin về bạn cần phải thống nhất và không có một sự sai lệch nào.