Xuất hiện vào năm 2006, hiện nay AWS đã phát triển trở thành một nền tảng được nhiều doanh nghiệp và thậm chí là chính phủ lựa chọn. Vậy AWS là gì? Và vì sao nền tảng này lại thành công được như thế?
I/ AWS là gì?
AWS (viết tắt của Amazon Web Services) là một nền tảng điện toán đám mây toàn diện đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. AWS cung cấp nhiều loại dịch vụ, bao gồm sự kết hợp giữa cơ sở hạ tầng và dịch vụ phần mềm. Nhờ vào sức mạnh tính toán, khả năng mở rộng, độ tin cậy và khả năng lưu trữ cơ sở dữ liệu an toàn, các công ty khởi nghiệp, tập đoàn lớn, cơ quan hàng đầu của chính phủ đều tin tưởng sử dụng AWS. Ngoài ra, AWS còn giúp giảm thiểu việc bị mất điện đột ngột và đảm bảo tính mạnh mẽ của hệ thống.
Hiện nay AWS cung cấp hơn 175 dịch vụ gần như đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của doanh nghiệp. Trong đó, các tiện ích cơ bản được sử dụng phổ biến nhất là:
– Tính toán (Compute)
– Lưu trữ (Compute)
– Phân phối mạng và nội dung (Networking & Content Delivery)
– Các công cụ quản lý (Networking & Content Delivery)
– Các Công cụ phát triển (Developer Tools)
– Phân tích (Analysis)
– Cam kết khách hàng (Customer Engagement)
– Tích hợp ứng dụng (Application Integration)
– Năng suất nghiệp vụ (Business Productivity)
– Công nghệ thực tế ảo (AR & VR)
– Học máy (Machine Learning)
– Ứng dụng máy tính và Streaming (Desktop & App Streaming)
II/ Những điểm mạnh khiến nhiều doanh nghiệp chọn sử dụng AWS
1/ Mảng công cụ vô cùng đa dạng
Như đã nói ở trên, AWS có hơn 175 dịch vụ cung cấp đầy đủ nhu cầu của người dùng mà không cần chi phí vốn trả trước. Điều này giúp các doanh nghiệp lớn, các công ty mới thành lập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các cơ quan chính phủ có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ mà họ cần để thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
2/ Bảo mật đáng tin cậy
AWS cung cấp một nền tảng điện toán đám mây mở rộng cùng với 12 trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới, 5 trung tâm mới đang được lên kế hoạch và chế độ bảo mật đáp ứng các tiêu chuẩn cao. Vì vậy, AWS có khả năng bảo mật đáng kinh ngạc, giúp người dùng giữ an toàn, bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của họ.
3/ Tiết kiệm chi phí
Để triển khai và phát triển các ứng dụng chi phí thấp thì yêu cầu phần cứng và băng thông, và việc đó lại tốn rất nhiều chi phí. Do đó, AWS sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để bạn có thể sử dụng các tài nguyên mà bạn cần. Ngoài ra, AWS còn không bị giới hạn bởi số lượng tài nguyên như không gian lưu trữ hoặc băng thông.
4/ Tính linh hoạt
AWS cho phép người dùng chọn mô hình lập trình, ngôn ngữ và hệ điều hành phù hợp nhất cho từng dự án. Vì vậy, người dùng AWS không cần phải học các kỹ năng, ngôn ngữ lập trình mới để sử dụng một nền tăng mới.
5/ Mạng lưới người dùng rộng lớn
Với hàng triệu người dùng, cơ sở hạ tầng toàn cầu của AWS được thiết kế cho phép khách hàng hoặc người dùng cuối (end-user) nhận được kết quả với thông lượng cao hơn và độ trễ thấp hơn, đồng thời đảm bảo rằng dữ liệu khách hàng được lưu giữ hoàn toàn trong không gian hoặc khu vực mà họ muốn. Mạng lưới rộng lớn giúp tăng tính khả dụng của nền tảng, dịch vụ tốt hơn và dễ kiểm soát khu vực hơn.
AWS đã khẳng định vị thế hàng đầu của mình khi mang đến cho người dùng, doanh nghiệp các giải pháp, dịch vụ chất lượng, nhưng vẫn không ngừng phát huy những lợi thế cạnh tranh và cải thiện những điểm hạn chế của mình.
Xem thêm: DevOps Engineer và những kỹ năng cần thiết
Xem thêm: Fullstack developer là gì? Cơ hội nghề nghiệp và thử thách
Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!