Quyết toán thuế là việc tổng kết, thống kê lại tất cả thu nhập và sau đó tính toán khoản tiền thuế phải nộp. Đây là một quá trình hết sức đau đầu đối với hầu hết những người đi làm. Sau đây, để giúp các bạn gỡ rối, Metajobs mang đến các bạn 4 vấn đề mà ai cũng cần phải lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế TNCN 2023
Đối tượng quyết toán thuế TNCN
Căn cứ tại điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP đối tượng thực hiện quyết toán thuế TNCN bao gồm:
(1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập
(2) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công quyết toán thông qua ủy quyền
(3) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Thời hạn quyết toán thuế TNCN
Thuế TNCN là loại thuế có kỳ tính thuế theo năm do đó áp dụng theo khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 thời hạn quyết toán thuế đối với người lao động hưởng lương là cuối ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (tức 30/3 hằng năm).
Đối với người trực tiếp đóng thuế TNCN thì thời hạn quyết toán thuế là cuối tháng 4 dương lịch hằng năm. Tuy nhiên trong năm 2023 sắp tới đây, lịch nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 kéo dài trong 05 ngày liên tục, từ ngày 29/4 đến hết 3/5. Do đó thời hạn quyết toán thuế của năm 2023 cho những người này là 05/4/2023.
Hai trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế
- Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và trên thực tế vẫn đang làm việc ở đó vào thời điểm bên trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế, (bao gồm cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng). (Khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)
- Người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam nhưng chưa khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.
- Năm trường hợp không phải thực hiện quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế
Theo điểm d.3 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định những trường hợp không phải khai quyết toán thuế TNCN bao gồm:
(1) Cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50 triệu đồng trở xuống.
(2) Cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo
(3) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10%
(4) Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập này
(5) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phải quyết toán thuế TNCN bao gồm: tổ chức, cá nhân trong năm không phát sinh trả thu nhập; tổ chức, cá nhân trả thu nhập tạm ngừng hoạt động, kinh doanh trọn năm dương lịch.
Những trường hợp còn lại sẽ phải thực hiện quyết toán thuế trực tiếp
Xem thêm: Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN 2023
Đừng quên, Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!