Trong ngành công nghiệp phần mềm, có vô số frontend framework cho lập trình viên lựa chọn. Giống như thời trang, framework cũng thay đổi xu hướng theo từng năm.
I/ Front-end Framework là gì?
Front-end framework là một framework giúp việc phát triển giao diện người dùng cho các ứng dụng, ví dụ như một trang web mới, trở nên dễ dàng và tốt hơn. Nó thường bao gồm cách để xây dựng hệ thống các files, liên kết dữ liệu với các phần tử DOM, tạo styles cho các components, cấu hình định tuyến và thực hiện các yêu cầu AJAX.
Hiện nay có rất nhiều front-end framework có sẵn nên việc lựa chọn và xác định cái nào là phù hợp có thể gây bối rối đối với nhiều người mới học lập trình web. Tuy nhiên, front-end framework cũng thường xuất hiện những cái mới. Cập nhật xu hướng về các front-end framework hiện nay sẽ giúp bạn tìm được một framework mới phù hợp hơn với nhu cầu của bản thân.
II/ Các xu hướng Front-end Framework trong nửa đầu năm 2022
1/ React
React là một trong những framework phổ biến nhất và đơn giản nhất để học. React còn được ưu ái gọi là vua của framework, là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà phát triển front-end. Nhờ vào sự linh hoạt mà React đã tồn tại trong một khoảng thời gian dài bất chấp việc rất framework mới xuất hiện nhưng vẫn chưa thể thay thế được.
Ưu điểm:
- Việc có thể sử dụng lại các thành phần (component) giúp lập trình viên tiết kiệm thời gian vì không cần viết đi viết lại cùng một đoạn code.
- Cung cấp công cụ dành cho nhà phát triển có thể dễ dàng tìm và gỡ lỗi.
- Do độ phổ biến mà việc tìm kiếm sự giúp đỡ hay các tài nguyên về React khá dễ dàng.
Nhược điểm:
- Sự tập trung vào việc phát triển UI của React có thể làm cho các khía cạnh khác trở nên khó khăn hơn.
- Vì luôn cập nhật để cải thiện nên gây ra việc một số tài liệu về React không được nhất quán do đó khi học React bạn cần có một nền tảng tốt.
2/ Next.js
Next.js là một front-end framework React được phát triển dưới dạng open-source. Có thể xem Next.js sử dụng core của React và thêm các tính năng bổ sung như các khả năng tối ưu hóa như render phía máy chủ (SSR) và tạo trang web static. Ngoài ra, framework này còn thúc đẩy cải tiến trong thời gian tải, cũng như SEO và giảm các vấn đề bảo mật tiềm ẩn.
Ưu điểm:
- Tải nhanh hơn đáng kể so với React vì được kết xuất đồ họa (render) phía Server.
- Mạng lại khả năng SEO tốt.
- Làm việc với cơ chế SSG (Static Site Generation), SSR (Server Side Rendering) và cả CSR (Client Side Rendering).
- Bảo mật về dữ liệu.
Nhược điểm:
- Bị giới hạn vì chỉ cố định sử dụng bộ định tuyến trên tệp của Next.js, không thể sửa đổi cách giao dịch với các tuyến.
- Không cung cấp nhiều trang nhất tích hợp, để làm việc với Next.js bạn cần phải tạo toàn bộ front-end từ đầu lên.
3/ Angular
Angular là một framework được phát triển bởi Google vào năm 2016. Đây là một framework hoàn toàn dựa trên TypeScript và hỗ trợ liên kết dữ liệu hai chiều. Angular rất phù hợp với các dự án mà nhân sự thay đổi liên tục vì cách đóng gói các thành phần (component) khiến framework này trở nên dễ hiểu hơn đối với các lập trình viên mới vào nhóm.
Ưu điểm:
- Phù hợp để phát triển các ứng dụng web cực kỳ phức tạp ở quy mô doanh nghiệp.
- Với việc được Google đảm bảo hỗ trợ lâu dài, các lập trình viên có thể thuận lợi tìm hiểu, học tập với nhiều thông tin được cung cấp.
- Angular cũng có một cộng đồng lớn và xuất sắc để lập trình viên mới có thể dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ.
Nhược điểm:
- Vì Angular cho phép có nhiều giải pháp để thực hiện một nhiệm vụ đơn giản dẫn đến một lộ trình học tập lâu dài. Framework này còn được đánh giá là một trong những đường cong học tập dốc nhất.
- Thiếu các công cụ tầm cỡ trong việc gỡ lỗi.
4/ Vue.js
Vue.js ban đầu được tạo ra như một nhánh con của Angular, loại bỏ tất cả những phức tạp mà các nhà phát triển Angular phải đối mặt. Dù không hoàn toàn đúng nhưng bạn có thể xem rằng Vue.js là sự kết hợp của cả Angular và React. Vue.js là sự lựa chọn lý tưởng cho những lập trình viên có ít kinh nghiệm lập trình web hay những người cần tạo nguyên mẫu nhanh chóng.
Ưu điểm:
- Có tài liệu và hướng dẫn cùng với vô số công cụ hữu ích dành cho nhà phát triển. Bởi vì trong team Vue.js có người Việt nên đặc biệt framework này có phiên bản Vue.js tiếng Việt chính gốc.
- Đi kèm với một bộ công cụ tuyệt vời giúp việc lập trình nhanh hơn và ít khó khăn hơn.
- Có CLI riêng, tiện ích mở rộng trình duyệt để gỡ lỗi, hệ thống quản lý trạng thái và trình mô phỏng kết xuất máy chủ.
Nhược điểm:
- Các thành phần (component) không ổn định.
- Tuổi đời thấp, mới phát triển hơn gần đây nên vẫn còn ít người ủng hộ.
Các front-end framework khác nhau phù hợp với những mục đích khác nhau, tùy từng mục đích mà lựa chọn dựa theo ưu nhược điểm. Vì vậy bạn cần phải nghiên cứu nhiều phương án cũng như vấn đề của bản thân trước khi quyết định gắn bó với framework nào đó.
Xem thêm: DevOps Engineer và những kỹ năng cần thiết
Xem thêm: Fullstack developer là gì? Cơ hội nghề nghiệp và thử tháchFollow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!