Người kiểm thử (tester) là một bộ phận không thể thiếu trong bộ máy hoàn thành dự án phần mềm, và thường được gọi là “người gác cổng” để đảm bảo độ hoàn thiện của sản phẩm trước khi giao tới tay khách hàng. Có 2 nhóm testing phổ biến hiện nay là manual testing và automation testing. Chúng ta hãy cùng Metajobs tìm hiểu một chút về nghề automation tester và những định kiến hiện nay của ngành đang phát triển này nhé
01. Automation testing là gì?
Automation testing (Kiểm thử tự động) là quy trình kiểm thử sử dụng các công cụ (automation testing tool), script và phần mềm tự động nhằm nâng cao hiệu suất kiểm thử và giảm thiểu lỗi sai sót có thể phát sinh. So với manual testing, automation testing được đánh giá cao bởi sự vượt trội trong độ tin cậy, khả năng lặp, và khả năng tái sử dụng.
02. Công việc của một automation tester?
Các công việc thường ngày của một automation tester khi tiến hành làm automation testing bao gồm
- Phân tích, lập kế hoạch: Automation tester cần bàn bạc và lấy thông tin từ khách hàng, business analysis, hay product manager để hiểu rõ về yêu cầu sản phẩm. Từ đó có thể xác định mục tiêu kiểm thử, phạm kiểm thử, loại kiểm thử, và công cụ kiểm thử phù hợp.
- Tiến hành hiết kế và phát triển bộ kiểm thử
- Thực thi kiểm thử bằng các script tự động hóa đã thiết kế
- Bảo cáo và bảo trì
03. Những định kiến về nghề automation tester?
Có thể quan sát thấy trong thị trường tuyển dụng IT hiện nay, càng nhiều các công ty có nhu cầu tuyển dụng automation tester với mức lương và đãi ngộ không thua kém developer. Xu hướng đó kéo theo một số định kiến gây tranh cãi trong cộng đồng tester
3.1 Automation tester không cần có kiến thức, kinh nghiệm về manual testing?
Hiện nay, có một số bộ phận các bạn sinh viên mới ra trường lựa chọn làm automation testing ngay lập tức thay vì manual testing. Xu hướng này dễ dẫn tới nhận thức sai lêch rằng automation tester không cần có kiến thức cũng như kinh nghiệm về manual testing. Bản chất của Test automation là tự động hóa những thao tác thủ công. Và để làm tự động một thứ gì, bạn cần hiểu rõ bản chất của nó. Ngoài ra, automation testing chưa thế thay thế hoàn toàn manual testing vì sự tham gia của con người trong quá trình kiểm thử là rất quan trọng. Vì thế, để có thể làm tốt công việc automation tester, bạn cũng cần thiết phát triển kĩ năng và quan điểm của manual testing.
3.2 Chỉ những bạn có nền tảng từ developer mới có thể trở thành automation tester?
Để có thể làm một automation tester đòi hỏi chúng ta phải có tư duy và kỹ năng của developer. Bởi bạn sẽ phải tự viết các đoạn code theo cấu trúc rõ ràng hợp lý, dễ hiểu để có thể tái sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên, để có thể thành thạo kỹ năng lập trình, không nhất thiết bạn phải là developer ngay từ đầu mà các bạn manual tester hoàn toàn có thể chủ động học tập và trao dồi kiến thức cũng như kỹ năng của mình. Trong thực tế, đã và đang có nhiều bạn manual tester có định hướng chuyển sang automation testing để đáp ứng được nhu cầu của dự án và thị trường, vì thế, các bạn có thể tự tin tìm hiểu và định hướng bản thân nếu cảm thấy bản thân có tiềm năng phát triển nhé.
3.3 Manual tester không có cơ hội phát triển nghề nghiệp bằng automation tester?
Với xu thế gia tăng nhu cầu tuyển dụng automation tester với nhiều mức lương vượt trội hơn so với manual tester, đã có nhiều sự băn khoăn đặt ra rằng liệu manual tester không có cơ hội phát triển nghề nghiệp bằng automation tester không. Tuy nhiên, thực tế thì làm manual hay automation tester đều có ưu, nhược điểm riêng của từng nghề và phụ thuộc vào mục đích và thời điểm của dự án mà chúng ta ưu tiên áp dụng loại kiểm thử nào. Vì vậy, bạn cần xác định rõ mong muốn, năng lực tự thân và định hướng tương lai nên theo manual hay automation tester, từ đó không ngừng trao dồi kiến thức và kỹ năng của bản thân để phát triển theo đúng nguyện vọng của mình nhé.
Xem thêm: Tester là gì? Những kỹ năng cần thiết của một tester?
Xem thêm: BA là gì? Những kỹ năng cần thiết của một BA
Xem thêm: Các viết CV dành cho IT Fresher
Đừng quên, Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!