Năm 2022 chứng kiến nhiều công ty công nghệ trên khắp thế giới thực hiện sa thải (lay-off) hàng nghìn người lao động. Với vị trí là cầu nối giữa ban lãnh đạo và người lao động, HR cần phải hiểu rõ vai trò của mình và những hướng giải quyết phù hợp để cân bằng lợi ích giữa các bên.
i/ Lay-off và tình hình thế giới hiện nay
Theo tờ Business Insider, trong thời gian vừa qua, ngày càng có nhiều tập đoàn công nghệ thông báo kế hoạch sa thải hàng loạt. Số lượng nhân viên bị cắt giảm theo kế hoạch của một số tập đoàn lớn như:
- Meta sa thải 13% nhân sự với số lượng là 11.000
- Twitter sa thải 3.700 nhân viên gần như bằng 50% nhân sự toàn cầu
- Snapchat sai thải 1.300 người với tỷ lệ 20% nhân sự
- Microsoft sa thải gần 1.000 nhân viên vào tháng 10
- Lyft cắt giảm 13% nhân sự, khoảng 700 nhân viên
- Netflix sa thảo tổng 450 nhân viên qua 2 đợt cắt giảm tháng 5 và tháng 6
- Amazon sa thải lên đến 10.000 người, chiếm 3% nhân sự toàn cầu
- Sea – công ty mẹ của Shopee, SeaMoney và Garena cắt giảm khoảng 7.000 vị trí, tương đương 10% nhân sự trong 6 tháng qua
- Carvana sa thải 2.500 nhân viên, và những nhân viên này được biết về việc sa thải thông qua Zoom
Theo Layoffs.fyi – trang web theo dõi tình trạng sa thải công nghệ, hơn 217.000 nhân viên của hơn 1.300 công ty công nghệ bị sa thải kể từ đại dịch COVID-19. Riêng năm 2022, hơn 121.000 nhân viên từ gần 800 công ty công nghệ bị sa thải. Theo New York Times , việc cắt giảm tập trung vào nhóm thiết bị, bộ phận bán lẻ và bộ phận nhân sự. Đáng chú ý, số lượng nhân công bị sa thải cao nhất là vào tháng 11 này. Theo các chuyên gia trong ngành, đây có thể chỉ là khởi đầu. Trong những tuần tới, tiếp tục sẽ có hàng nghìn người lao động trong ngành công nghệ có thể bị mất việc.
Một số nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho hiện tượng này là: Nhu cầu dịch vụ của người dùng thay đổi hậu Covid; Chiến tranh Nga – Ukraine và sự biến đổi khó lường của giá dầu trên toàn thế giới; Chính sách đóng cửa của Trung Quốc khiến giao thương gặp khó khăn; Thị trường chứng khoán đang chao đảo và có xu hướng sụp đổ; Các công ty công nghệ lớn đang trải qua giai đoạn suy thoái trong vòng đời doanh nghiệp. Những yếu tố này dẫn tới việc doanh nghiệp không thể phục hồi nhanh như dự đoán và buộc phải cắt giảm chi phí, trong đó cắt giảm chi phí nhân sự là chi phí lớn luôn được cân nhắc đầu tiên.
Đọc thêm: Lay-off 2022 – Sự sa thải hàng loạt nhân sự ở các công ty công nghệ
ii/ HR cần làm gì để cải thiện trải nghiệm của nhân viên?
1/ Đảm bảo tính minh bạch về quy trình layoff
Để điều chỉnh nguồn nhân lực một cách hiệu quả và tránh thiên vị, bộ phận HR nên đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể để xác định các nhóm nhân viên nằm trong phạm vi bị sa thải. Những yếu tố này bắt buộc đảm bảo tính công bằng và nghiêm túc. Dựa vào đó sẽ là cơ sở thể hiện sự rõ ràng, rành mạch trong việc đưa ra các quyết định cắt giảm để hạn chế tối thiểu cảm giác bất công của người lao động. Hơn nữa, thời gian và từng bước thực thi quy trình layoff cần phải được diễn ra theo đúng pháp luật, quy định để tránh các vấn đề về pháp lý không đáng có.
2/ Thông báo đầy đủ thông tin và sớm nhất có thể
Mất việc là một vấn đề lớn đối với người lao động, nó không chỉ gây xáo trộn đời sống sinh hoạt cá nhân mà thậm chí nhiều nhân viên đang phải gánh vác cả gia đình, cha mẹ. vợ chồng, con cái…Và bộ phận nhân sự cần đưa ra thông báo sớm nhất có thể để nhân viên của mình có thời gian để nắm bắt tình hình và xoay sở. Bên cạnh đó, HR nên truyền thông đầy đủ về các thông tin liên quan như thông báo chính thức về danh sách người lao động bị cắt giảm, các thủ tục hành chính với Công đoàn cơ sở, các thủ tục thôi việc, cách giải quyết chi trả lương và chế độ thôi việc cho người lao động,…Hỗ trợ, hướng dẫn người lao động nghỉ việc các thủ tục hưởng Trợ cấp thất nghiệp, Trợ cấp BHXH một lần, giải quyết triệt để các vướng mắc của người lao động cũng là việc các nhà quản lý nhân sự nên làm. Đây là cách giúp doanh nghiệp thể hiện sự tôn trọng đối với các nhân viên trong danh sách cắt giảm.
3/ Tiếp tục hỗ trợ nhân viên giai đoạn sau layoff
Một trong những cách hỗ trợ hiệu quả nhất là giúp người lao động bị layoff có việc làm mới. Ngoài các gói chính sách trợ cấp ngắn hạn sau layoff, bộ phận tuyển dụng có thể tư vấn, hỗ trợ giới thiệu công việc. Chu đáo hơn nữa, HR có thể tận dụng các mối quan hệ tuyển dụng của mình để giúp các nhân viên này sớm tìm được việc làm. Đây được xem là hành động thiết thực nhất, vừa giúp người lao động có công việc mới ổn định vừa thể hiện được sự quan tâm của công ty. Ngoài ra, điều này còn góp phần tạo động lực, ổn định tinh thần, giữ chân và nâng cao năng suất lao động của các nhân viên ở lại.
Quyết định cắt giảm nhân sự cần có sự chuẩn bị kỹ càng bởi việc này ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều bên, đặc biệt là người lao động. Vì thế, các nhà quản trị nhân sự buộc phải khéo léo khi vừa phải đảm bảo quyền lợi cho người ra đi, vừa làm yên lòng những người ở lại.
Đọc thêm: Bạn có đang bị thao túng tâm lý nơi công sở
Đọc thêm: 4 phong cách lãnh đạo phổ biến của các nhà quản trị
Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!