Trong quá trình sàn lọc CV, mục tiêu nghề nghiệp cũng là một phần quan trọng giúp bạn ghi điểm và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Một mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng không chỉ là việc nêu ra những ước mơ hay mục tiêu cụ thể mà còn cần phải thể hiện sự liên kết, phù hợp với công việc mà bạn muốn ứng tuyển.
I/ Vì sao cần có mục tiêu nghề nghiệp trong CV?
Viết mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) trong CV là cách để bạn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được mong muốn và định hướng của bạn về sự nghiệp trong tương lai. Điều này cho thấy bạn đã nghiên cứu và có kế hoạch rõ ràng về công việc mà mình muốn theo đuổi. Một phần Objective đầy đủ các tiêu chí sẽ tạo ấn tượng ban đầu, làm nổi bật CV của bạn và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng để đọc tiếp CV của bạn.
II/ Thế nào là một mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng?
Một mục tiêu nghề nghiệp cần phải rõ ràng, cụ thể và phù hợp với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Một mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng cần có các yếu tố sau:
- Mục tiêu được mô tả một cách rõ ràng và cụ thể về công việc mà bạn muốn làm, những kỹ năng bạn muốn phát triển và những thành tựu mà bạn muốn đạt được, một hướng đi rõ ràng cho sự phát triển của bạn trong sự nghiệp.
- Tập trung vào giá trị mà bạn có thể mang đến cho công ty. Làm nổi bật những kỹ năng, kinh nghiệm hoặc thành tựu của bạn có thể đóng góp nhiều nhất cho công ty.
- Những mục tiêu của bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển, mục tiêu của doanh nghiệp và những gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
III/ Viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng như thế nào?
Để viết được phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV một cách hiệu quả và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, bạn nên thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Xác định rõ lĩnh vực và vị trí bạn muốn ứng tuyển
Bạn nên viết mục tiêu nghề nghiệp cụ thể và phù hợp với công việc bạn đang tìm kiếm, thay vì viết chung chung hoặc quá rộng.
Example: “I aspire to become a professional salesperson, equipped with effective negotiation skills and capable of achieving high sales targets.”
Bước 2. Liệt kê những khả năng và kinh nghiệm nổi bật của bạn liên quan đến công việc
Bạn nên chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn có những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để đáp ứng yêu cầu của công việc.
Example: “With over 2 years of experience, having successfully executed 38 transactions and achieving the Top Performer award at year-end, I find myself perfectly suited for this position.”
Bước 3. Thể hiện mong muốn và định hướng phát triển của bạn trong tương lai
Bạn nên cho nhà tuyển dụng biết bạn có những mục tiêu và kế hoạch rõ ràng để phát huy khả năng của mình và góp phần vào sự thành công của công ty.
Example: “I would like to work in a professional and friendly environment, where I can learn from experienced individuals and develop myself to come closer to positions like manager, team leader, or supervisor.”
Mục tiêu nghề nghiệp không chỉ là một câu mô tả vô nghĩa mà nó là một cơ hội để bạn nêu bật khả năng và sự đam mê của mình đối với công việc. Bằng cách trình bày “đạt chuẩn” và sử dụng các từ khóa phù hợp, bạn có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và tạo điểm khác biệt cho bản thân trong quá trình tuyển dụng.
Xem thêm: Mô hình Kanban – Tối ưu hóa quy trình quản lý công việc
Xem thêm: Top những điều khiến nhân viên mất động lực
Xem thêm: Cách nhận biết Sếp “tồi” ngay trong buổi phỏng vấn
Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!