Sau 2 năm gánh chịu những thiệt hại kinh tế xã hội từ đại dịch Covid-19, tình hình thị trường lao động Việt Nam chứng kiến những sự thay đổi mạnh mẽ trong nguồn nhân lực và tổ chức. Sự xáo trộn này được cho rằng xuất phát từ làn sóng The Great Resignation – Làn sóng nghỉ việc, và đặt ra nhiều thách thức lớn với chính sách quản trị nhân viên của các công ty hiện nay. 

Làn sóng nghỉ việc đang diễn ra trên toàn cầu

The Great Resignation là cụm từ xuất hiện từ giữa năm 2021 để miêu tả làn sóng nghỉ việc hàng loạt của các người lao động Mỹ. Theo báo cáo thống kê của Microsoft năm 2021, có tới 41% lao động toàn cầu có nhu cầu nghỉ việc trong năm, và 46% có ý định thay đổi địa điểm làm việc và cụ thể là làm việc từ xa do ảnh hưởng của đại dịch Covid. Tính tới tháng năm năm 2022, số người Mỹ tự nguyện nghỉ việc đã lên tới 4.2 triệu người. 

Không chỉ dừng lại tại Mỹ, làn sóng nghỉ việc cũng đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Theo Bloomberg, nước Anh cũng đang chứng kiến làn sống nghỉ việc ồ ạt tạo nên cơn khủng hoảng tuyển dụng năm 2022. Tại Úc, theo nghiên cứu mới từ Ngân hàng quốc gia Australia, có tới ¼ số người lao động đang cân nhắc rời bỏ vị trí hiện tại, tức cứ 5 người sẽ có 1 người thay đổi công việc mới. Tại Ấn Độ, tỷ lệ nghỉ việc trong ngành công nghệ thông tin đặt con số kỷ lục trong năm 2021. Trong khi đó, theo khảo sát của chính phủ Nhật Bản, 8 triệu nhân viên văn phòng toàn thời gian đang muốn thay đổi công việc hiện tại của mình. 

Ảnh hưởng của làn sóng The Great Resignation tới thị trường lao động Việt Nam

Theo báo cáo của Anphabe ( đối tác chiến lược phát triển thị trường của LinkedIn tại Việt Nam), làn sóng nghỉ việc đã lan tới Việt Nam từ giữa năm 2021, và tính đến quý I/2022, tỷ lệ nghỉ việc được ghi nhận cao nhất so với ba năm trở lại đây. 

Tính tới thời điểm tháng 4/2022, có tới 260.000 thành viên tại Việt Nam bật chế độ “open to work” trên trang Linkedin để truyền tải thông điệp đang tìm việc mới. Đây là dấu hiệu cho thấy người lao động Việt nam đang dần cởi mở với việc nghỉ việc và chủ động đi với các cơ hội việc làm mới. Cũng trong báo cáo ủa Anphabe, đại dịch Covid-19 đã thay đổi cách con ngườ tư duy lựa chọn hình thức làm việc. Cụ thể, 39% người tham gia khảo sát lựa chọn công việc cố định nhưng vẫn sẵn sàng làm thêm công việc thứ 2 như freelance; và 14% cho rằng họ muốn nghỉ việc để làm công việc tự do toàn phần. 

Mức độ gắn kết và động lực của người đi làm tại Việt nam ghi nhận con số thấp nhất so với 6 năm liền Anphabe đo lường trên toàn thị trường Việt nam. Đây cũng là lý do để lý giải tình trạng nghỉ việc ồ ạt hiện nay. Theo đó, các bạn nhân viên cảm thấy mơ hồ về tương lai tại công ty, không tìm thấy niềm vui trong công việc, và bị mệt mỏi thiếu tinh thần (burn out). Khảo sát của Linkedin trong khu vực châu Á Thái Bình Dương cũng khẳng định: người lao động chú trọng yếu tố cân bằng giữa công việc và cuộc sống. 

Tạm kết: khi tình hình kinh tế vẫn chưa phục hồi và tình trạng lạm phát được cho là sẽ tiếp tục phát triển, thì làn sóng nghỉ việc hiện nay là một thử thách không hề nhỏ với các chủ doanh nghiệp. Các công ty sẽ cần nhanh chóng xây dựng các chiến lược gắn kết nhân viên và đồng thời xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng theo hướng thu hút nhân tài. 

Xem thêm [BÁO CÁO] STACK OVERFLOW’S 2022 DEVELOPER SURVEY

Đừng quên, Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!

References

1.https://www.microsoft.com/en-us/worklab/work-trend-index/hybrid-work

2. https://www.anphabe.com/discussions/questions-answers/q/thi-truong-nhan-luc-viet-nam-nua-dau-2022-muc-do-gan-ket-nguoi-di-lam-voi-cong-ty-dang-thap-chua-tung/40751/answer?utm_source=Linkhay&utm_medium=social&utm_campaign=SupportDiscussion

3.https://www.mckinsey.com/business-functions/people-and-organizational-performance/our-insights/great-attrition-or-great-attraction-the-choice-is-yours